Nhà Lê sơ thật vắn số Thảo_luận_Thành_viên:Trungda

Xét sử Việt thời nhà Lê sơ (1428-1527) em thấy triều đại này quá vắn số. Ngó sang nhà Minh sau 67 năm thực sự thịnh trị từ Minh Thái Tổ tới Tuyên Tông (1368-1435), nhà Minh đã có dấu hiệu suy yếu từ Anh Tông, mà vẫn tồn tại thêm gần 200 năm, dân tình còn phải gánh thêm nhiều vua sa đoạ như Hiến Tông, Vũ Tông, Thế Tông, Thần Tông, Hy Tông, Quang Tông... mãi mới sụp đổ. Thậm chí những kiểu vua đốn đời như Minh Hiến Tông, Vũ Tông vẫn có hiền thần phò giúp, không thứ giặc trong ngoài nào xâm phạm được. Đang khi nhà Lê thành quả của các vua giỏi từ Thái Tổ tới Hiến Tông gầy dựng hơn 70 năm, thế mà vua quỷ, vua lợn chỉ cần 12 năm để phá sập hoàn toàn khiến Chiêu Tông, Cung Hoàng phải gánh đủ hậu quả? Tất phải có cái gì đó đã từ lâu âm thầm "gặm nhấm" nhà Lê từ bên trong và sự suy sụp từ Uy Mục tới Cung Hoàng chỉ là biểu lộ ra bên ngoài khi các điều kiện đã hội đủ. Anh nghĩ sao về vấn đề này? Em thấy rõ vua quỷ, vua lợn không phải nguyên nhân chính rồi đấy!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 14:39, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)

Quả là các vua giỏi của nhà Lê sơ rất cứng rắn với công thần, nhưng Minh Thái Tổ, Minh Thành Tổ đều là những kẻ cai trị rất tàn độc và dã man. Thế mà nhà Minh tồn tại rất lâu, thậm chí thời các vua ăn chơi vẫn nhiều lúc có tác phong của 1 thời thịnh trị, nhất là thời Minh Hiến Tông, Minh Thế Tông, Minh Thần Tông. Có sự chặt chẽ nào đó trong cơ chế chính quyền Minh và sự lỏng lẻo tương đương nào đó của Lê, đã khiến cho nhà Minh trong các thời vua đổ đốn vẫn vững mạnh, dù cuối triều Minh có rất nhiều tướng giỏi nhưng không thấy ông nào có mưu đồ sứ quân, còn nhà Lê thì Trịnh Duy Sản, Trần Chân, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Mạc Đăng Dung ... toàn bụng dạ hiểm trở khó lường !Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 16:35, ngày 3 tháng 3 năm 2019 (UTC)

Từ Lê Thánh Tông, thiết nghĩ cơ chế nhà Lê đã phải đầy đủ và vững chắc hơn cơ chế nhà Lý rất nhiều rồi, vậy mà đến Chiêu Tông lại có Nguyễn Kính, Nguyễn Áng, Hoàng Duy Nhạc nuôi cái tham vọng của Quách Bốc khi xưa.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:01, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)

Nguyễn Kính, Nguyễn Áng cũng liên kết với Trịnh Tuy lập Lê Do, Lê Bảng làm vua đó, chỉ tiếc Trịnh Tuy không phải là đối thủ của Mạc Đăng Dung.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:54, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)
  • Sự tiết tháo đó của Nguyễn Kính sẽ khiến Trần Chân phần nào thơm lây, vì hậu thế sẽ có cách nói Nguyễn Kính là người rất tốt chỉ tại vua Lê Y hôn ám nên Nguyễn Kính mới đánh phá như vậy.
  • Trịnh Tuy chắc cầm quân giỏi nhưng có vẻ không thích hợp địa vị sứ quân nghênh ngang 1 cõi.
  • Theo anh việc 3 người kia bị dâng lên bàn thờ Trần Chân có sự nhúng tay của Mạc Đăng Dung không? Đại Việt Sử ký Toàn thư không nói như Lê Quý Đôn cho là có.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:28, ngày 5 tháng 3 năm 2019 (UTC)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảo_luận_Thành_viên:Trungda http://www.mtat.macdinhchi71.com/suutam/truyen/dai... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.bienphong.com.vn/dan-lang-yen-so-chong-... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=%C4%91%E1%... http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?key=M%E1%BB%B9... http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/c/document_li... http://soha.vn/quoc-te/de-che-bi-khinh-re-cua-tan-... http://vanhien.vn/news/Nha-Mac-voi-3-thoi-ky-lich-... https://baike.baidu.com/item/%E9%AB%98%E5%B9%B3%E8... https://book.douban.com/subject/20505129/